Cổng Khải hòan

Cổng Khải hòan cho thấy kiến trúc di sản
Chọn hai sản phẩm trở lên để tiết kiệm:
Di tích này tồn tại nhằm nhắc nhở rõ ràng về lịch sử cường quốc lâu dài và sự kiên trì trong nỗ lực quân sự của Nga.

Cũng giống như các khải hoàn môn ở Rome Cổ đại, Khải Hoàn Môn của Moscow cũng nhằm tôn vinh chiến thắng quân sự oai hùng. Du khách hãy chiêm ngưỡng các tác phẩm điêu khắc và phù điêu của di tích và để tâm trí tự do liên tưởng xem những miêu tả này đại diện cho điều gì.

Khải Hoàn Môn đánh dấu sự thay đổi trong phương thức người Nga ăn mừng thành công của họ. Trước đây, theo lệ thường là dựng lên các công trình tôn giáo, tuy nhiên Peter Đại đế đã mang đến đất nước này lối tư duy mới bằng việc xây dựng cổng vòm chiến thắng. Đây là công trình tôn vinh cuộc Chiến tranh Yêu nước chống lại Napoleon năm 1812. Từng được đặt tại Quảng trường Tverskaya Zastava, từ những năm 1960 Khải Hoàn Môn đã chuyển về Quảng trường Pobedy sau nhiều năm cất giữ.

Hãy chú ý tới hai bức tượng chiến binh đứng gác ở tầng dưới khải hoàn môn. Quân phục trên người họ là sự kết hợp giữa phong cách Nga và La Mã, gợi nhớ lại các đội quân toát lên tiềm lực quân sự mạnh mẽ của Rome. Bức tượng nữ thần Chiến thắng đưa mắt nhìn thẳng về phía trước được đặt tại các tầng trên của công trình. Cao ngất trên đỉnh là Chiến xa Vinh quang. Chi tiết này lần nữa lại có hình ảnh của nữ thần Chiến thắng, lần này nàng cưỡi trên chiến xa có 6 chú ngựa kéo. Nàng cũng mang theo chiếc vòng nguyệt quế để trao cho người chiến thắng.

Bên dưới nữ thần Chiến thắng là một tấm bảng có ghi lời khen tặng của Hoàng tử Mikhail Kutuzod, một vị thống tướng, dành cho những chiến sĩ quả cảm đã đấu tranh cho đất nước vào năm 1812. Ngắm nhìn kỹ di tích ở cự ly gần, du khách sẽ nhận thấy các bức phù điêu được chạm nổi rất tinh vi. Chúng kết hợp hài hòa giữa phong cách Nga thời đó với ảnh hưởng từ thế giới cổ xưa, điều này gợi nên cảm giác hết sức huyền diệu. Du khách đừng quên tìm kiếm bức phù điêu mô tả các chiến sĩ Nga đang chiến đấu với quân xâm lược Pháp, họ mặc quân phục cổ điển kèm theo kiếm và khiên chắn.

Một bức phù điêu chạm nổi khác minh họa một người phụ nữ giơ cao khiên chắn có huy hiệu của Moscow, với hình ảnh Thánh George và con rồng mà ông đã đánh bại. Alexander đệ nhất đứng cạnh người phụ nữ này, trong phục trang của nhà lãnh đạo Roma. Du khách sẽ chú ý thấy Minerva và Hercules, những vị thần chủ chốt trong thần thoại cổ xưa, đang chăm chú theo dõi các hành động.

Du khách có thể đi tàu điện ngầm tới Công viên Pobedy để tham quan Khải Hoàn Môn ở Moscow. Đây là di tích công cộng và du khách được tham quan miễn phí.

Điểm tham quan nổi bật


Ưu đãi Khách sạn Hàng đầu